Giao dịch liên kết là loại giao dịch phổ biến trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Cùng Nexia tìm hiểu về giao dịch liên kết và trách nhiệm của người nộp thuế khi thực hiện loại giao dịch này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giao dịch liên kết là gì?
“Giao dịch liên kết” là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Bao gồm các hoạt động: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác, khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.

2. Quy định của các bên liên kết trong giao dịch liên kết
Theo điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, các bên liên kết được quy định cụ thể như sau:
- Một bên tham gia nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của bên tham gia kia.
- Cả hai bên tham gia đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia.
- Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.
- Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai.
- Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba.
- Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp.
- Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.
- Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp.

3. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết
Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết là các thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ gồm:
- Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết.
- Hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế.
- Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn.
- Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo quy định.

Vừa rồi, Nexia – An Phát đã giúp bạn hiểu hơn về giao dịch liên kết, những quy định của các bên liên kết và trách nhiệm của người nộp thuế khi thực hiện gia dịch. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm rõ hơn những thông tin về giao dịch liên kết và phần nào giúp ích cho doanh nghiệp của bạn.
>>> Xem thêm: IFRS – Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế khi áp dụng tại Việt Nam
Kiểm toán Nexia – An Phát
Công ty TNHH Nexia STT – Chi Nhánh An Phát đã được Bộ Tài Chính cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, về mặt pháp lý thì Công ty TNHH Nexia STT – Chi Nhánh An Phát đủ điều kiện hoạt động kế toán, kiểm toán.
Công ty TNHH Nexia STT – Chi Nhánh An Phát được đông đảo khách hàng lựa chọn, chuyên cung cấp các dịch vụ:
Tư vấn tài chính
Dịch vụ thuế
Dịch vụ đào tạo
Và các dịch vụ khác…
Với đội ngũ kiểm toán viên được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận hành nghề và các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi mong muốn đem lại cho khách hàng những dịch vụ với chất lượng cao nhất, hỗ trợ công ty kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro sai sót trong hệ thống kế toán, thuế và giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn tồn đọng cần phải xử lý.