Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại thuế quen thuộc với nhiều doanh nghiệp, đánh vào những mặt hàng đặc biệt. Cùng tìm hiểu về những đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và các tính loại thuế này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, để đánh vào những hàng hóa, dịch vụ xa xỉ hoặc những hàng hóa, dịch vụ Nhà nước muốn hạn chế tiêu dùng. Loại thuế này giúp hạn chế và điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ đó. Đồng thời, việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Đặc biệt, người tiêu dùng chính là người trực tiếp chịu khoản thuế này bởi nó được cộng vào giá bán, và người sản xuất sẽ là người nộp thuế.
2. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Theo Điều 5 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.
Số thuế TTĐB phải nộp được tính bằng công thức sau:
Số thuế TTĐB = Giá tính thuế TTĐB x thuế suất thuế TTĐB |
>>> Xem chi tiết cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt tại đây
3. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Căn cứ tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014) và Điều 2 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, quy định các đối tượng chịu thuế tiêu đặc biệt xét theo hàng hóa và dịch vụ chịu thuế, cụ thể như sau:
3.1 Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Các loại hàng hóa bắt buộc phải thu thuế tiêu thụ đặc biệt đó là:
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
- Rượu, Bia, Bài lá.
- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng.
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3.
- Tàu bay, du thuyền (sử dụng cho mục đích dân dụng).
- Xăng các loại.
- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống.
- Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học).
(Lưu ý: hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này)
3.2 Dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là các loại hình kinh doanh dưới đây:
- Kinh doanh vũ trường;
- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke).
- Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy slot và các loại máy tương tự…
- Kinh doanh đặt cược (bao gồm: Đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật).
- Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn.
- Kinh doanh xổ số.
Lời kết:
Vừa rồi, Nexia – An Phát đã cho bạn hiểu hơn về thuế tiêu thụ đặc biệt, đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và cách tính loại thuế này. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm rõ hơn những thông tin về thuế tiêu thụ đặc biệt và phần nào giúp ích cho doanh nghiệp của bạn.
>>> Xem thêm: Báo cáo thuế và những điều cần biết
Kiểm toán Nexia – An Phát
Công ty TNHH Nexia STT – Chi Nhánh An Phát đã được Bộ Tài Chính cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, về mặt pháp lý thì Công ty TNHH Nexia STT – Chi Nhánh An Phát đủ điều kiện hoạt động kế toán, kiểm toán.
Công ty TNHH Nexia STT – Chi Nhánh An Phát được đông đảo khách hàng lựa chọn, chuyên cung cấp các dịch vụ:
Dịch vụ Kế Toán
Dịch vụ Kiểm Toán
Tư vấn tài chính
Dịch vụ thuế
Dịch vụ đào tạo
Dịch vụ chuyển giá
Và các dịch vụ khác…
Với đội ngũ kiểm toán viên được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận hành nghề và các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi mong muốn đem lại cho khách hàng những dịch vụ với chất lượng cao nhất, hỗ trợ công ty kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro sai sót trong hệ thống kế toán, thuế và giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn tồn đọng cần phải xử lý.