Kiểm toán là một ngành nghề được nhiều người biết tới và mong muốn được làm nghề. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trở thành một kiểm toán viên giỏi. Cùng Nexia – An Phát tìm hiểu rõ hơn về kiểm toán và vai trò, tố chất để trở thành một kiểm toán viên ưu tú qua bài viết dưới đây nhé!
1. Kiểm toán là gì? Những chức năng của kiểm toán
1.1 Kiểm toán là gì?
Kiểm toán là hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá những bằng chứng kiểm toán về một thông tin tài chính từ đó lập báo cáo đưa ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.. Không chỉ đối với các chủ thể doanh nghiệp, mà kết quả kiểm toán còn có sức ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính.
1.2 Chức năng của kiểm toán
Chức năng xác minh: Kiểm toán có chức năng kiểm tra và xác minh mức độ hợp pháp. chính xác và trung thực của các thông tin tài chính, bao gồm: Tính trung thực của các con số và Tính hợp thức của các biểu mẫu thể hiện tình hình tài chính.
Chức năng bày tỏ ý kiến: Kiểm toán viên có chức năng đưa ra ý kiến đánh giá về tính trung thực của các thông tin tài chính trong báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Chức năng tư vấn, định hướng: Kiểm toán chính là người tư vấn cho các cơ quan, doanh nghiệp về những vướng mắc trong tài chính, kế toán. Đồng thời, kiểm toán còn giúp chỉ rõ những hạn chế của các doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời.
1.3 Các loại kiểm toán phổ biến hiện nay
Hiện nay, kiểm toán được chia làm 3 loại, đó là: Kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.
1.3.1 Kiểm toán nhà nước
Kiểm toán nhà nước là loại kiểm toán được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán sẽ là những doanh nghiệp nhà nước.
1.3.2 Kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập được thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty độc lập, chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Các công ty độc lập có thể sẽ cung cấp một số dịch vụ khác về tài chính và kinh tế, tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Và kiểm toán viên sẽ kiểm chứng báo cáo tài chính và tính trung thực của các thông tin liên quan đến doanh nghiệp.
1.3.3 Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội là những kiểm toán trực thuộc công ty, tổ chức thực hiện theo yêu cầu của ban Quản trị hoặc Ban Giám đốc. Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ thường được áp dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài do người thực hiện kiểm toán là nhân viên trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên.
2. Những công việc của một kiểm toán viên
Công việc của một kiểm toán viên không hề đơn giản. Bạn cần phải làm lần lượt và chỉn chu từng việc, đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ của một kiểm toán viên.
2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch nhằm định hướng cho toàn bộ hoạt động và là khâu đầu tiên của công việc kiểm toán. Nếu kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán tốt, mọi công việc sẽ diễn ra suôn sẻ, dễ dàng ứng phó với các tình huống phát sinh.
2.2 Thu thập thông tin bằng các kỹ thuật kiểm toán khác nhau
Bằng chứng kiểm toán gồm nhiều loại khác nhau, được thu thập từ nhiều kỹ thuật khác nhau như: Kỹ thuật kiểm tra, quan sát, xác nhận, phỏng vấn, phân tích, tính toán, thực hiện lại…Mỗi kỹ thuật thu thập bằng chứng sẽ cung cấp những loại bằng chứng khác nhau với độ tin cậy khác nhau và từng kỹ thuật có những ưu điểm và hạn chế riêng.
2.3 Ghi chép thông tin kiểm toán
Kế toán viên cần ghi chép lại tất cả những thông tin thu thập được liên quan đến nhận định và con số, sự kiện. Bởi đây là căn cứ, bằng chứng khách quan rất quan trọng để đưa ra những kết luận trong kiểm toán.
2.4 Đưa ra kết luận và lập báo cáo
Sau khi hoàn tất những công việc nêu trên, kiểm toán viên có trách nhiệm đưa ra kết luận kiểm toán. Kết luận này cần được thể hiện bằng biên bản hoặc báo cáo kiểm toán. Để đưa ra được kết luận chính xác, kiểm toán viên cần phải: Xem xét các khoản nợ phát sinh ngoài dự kiến và các sự kiện xảy ra sau khi kết thúc sự kiện, đánh giá tính liên tục trong hoạt động của đơn vị, tập hợp thư giải trình từ Ban Giám đốc, đưa ra kết luận cuối cùng về báo cáo tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.
3. Vai trò của kiểm toán
Kiểm toán viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, tổ chức, cụ thể như sau:
- Giúp củng cố niềm tin của các bên liên quan với khách hàng
- Các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ thông qua kiểm toán. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả của bộ phận tài chính kế toán cũng như kiểm toán nói chung.
- Kiểm toán được xem là người định hướng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.
- Kiểm toán giúp đánh giá, tư vấn và đóng vai trò trong việc hoàn thiện năng lực và hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
4. Những tố chất cần thiết của một kiểm toán viên giỏi
Để trở thành một kiểm toán viên giỏi, bạn cần có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tự trung thực, khách quan và cẩn trọng trong công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện cho mình các kỹ năng như làm việc nhóm, kỹ năng thuyết phục, tư duy logic, có thể đánh giá và thấu hiểu vấn đề của doanh nghiệp.
4.1 Tố chất đạo đức nghề nghiệp, bảo mật thông tin
Một kiểm toán viên giỏi, trước tiên cần đảm bảo được chữ tín trong ngành. Bạn không được tiết lộ bất kỳ thông tin, dữ liệu liên quan đến khách hàng cho bên thứ ba khi chưa được cho phép.
Bên cạnh đó, kiểm toán viên cần biết kiểm soát cảm xúc và hành động để không gây tổn hại để danh dự, uy tín trong nghề.
4.2 Trung thực, khách quan và cẩn trọng
Bên cạnh sự trung thực, khách quan thì tính cần trọng cũng là một tố chất cần có của một kiểm toán viên giỏi. Bởi khi làm việc với những con số, với giấy tờ, thì bất kỳ những bất cẩn, sai sót nào cũng có thể dẫn đến những rủi ro không đáng có.
4.3 Kỹ năng làm việc nhóm
Khả năng hợp tác, làm việc nhóm là vô cùng cần thiết với một kiểm toán viên. Trong công việc, các kiểm toán cần ngồi lại bàn bạc, phối hợp với nhau để giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả nhất.
4.4 Khả năng diễn giải, thuyết phục người khác
Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành một kiểm toán viên giỏi, bạn cần có một khả năng diễn giải, thuyết phục người khác. Bởi khi đó, bạn mới có thể có niềm tin từ doanh nghiệp và khách hàng.
4.5 Tư duy logic
Kiểm toán viên cần có một tư duy logic để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau và đề xuất các phương án tốt nhất để có một kết quả ưng ý trong công việc. Không chỉ vậy, tư duy logic còn giúp kiểm toán viên phân tích những ưu nhược điểm của các giải pháp và đạt được những thành công trong ngành.
4.6 Thấu hiểu vấn đề
Không chỉ cần có một tư duy khoa học mà một kiểm toán viên giản cũng cần có những thấu hiểu vấn đề, am hiểu những quy tắc trong nghề. Điều này giúp bạn nhận diện vấn đề và khắc phục triệt để những sai sót trong công việc.
Vừa rồi, Nexia – An Phát đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về ngành kiểm toán, vai trò và tố chất cần thiết của một kiểm toán viên. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về kiểm toán và học được cách trở thành một kiểm toán viên giỏi nhé!
Kiểm toán Nexia – An Phát
Công ty TNHH Nexia STT – Chi Nhánh An Phát đã được Bộ Tài Chính cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, về mặt pháp lý thì Công ty TNHH Nexia STT – Chi Nhánh An Phát đủ điều kiện hoạt động kế toán, kiểm toán.
Công ty TNHH Nexia STT – Chi Nhánh An Phát được đông đảo khách hàng lựa chọn, chuyên cung cấp các dịch vụ:
Dịch vụ Kế Toán
Dịch vụ Kiểm Toán
Tư vấn tài chính
Dịch vụ thuế
Dịch vụ đào tạo
Dịch vụ chuyển giá
Và các dịch vụ khác…
Với đội ngũ kiểm toán viên được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận hành nghề và các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi mong muốn đem lại cho khách hàng những dịch vụ với chất lượng cao nhất, hỗ trợ công ty kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro sai sót trong hệ thống kế toán, thuế và giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn tồn đọng cần phải xử lý.